Hướng dẫn bồi thường/đòi bồi thường TNDS về tài sản
Khá nhiều anh chị lúng túng khi đi đòi bảo
hiểm TNDS về tài sản, đặc biệt khi gặp những trường hợp không có hóa đơn chứng từ sửa chữa. Nhiều trường hợp vì thế còn không được bồi thường với lí do không thu thập đủ chứng từ hóa đơn theo thông tư 22/BTC. Oái oăm thay, điều này xuất phát nhiều từ việc cán bộ bồi thường hiểu máy móc thông tư mà không hiểu bản chất của Luật và nghiệp vụ bảo hiểm.
Trách nhiệm dân sự (TNDS) ngoài hợp đồng là việc chủ xe/lái xe cơ giới phải bồi thường cho bên thứ 3 trong trường hợp họ có lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho bên thứ 3. Điều này được quy định trong Luật Dân Sự. Cũng theo luật, người gây thiệt hại có thể thỏa thuận với bên thứ 3 cách thức bồi thường thiệt hại về tài sản bằng cách: sửa chữa tài sản cho bên thứ 3 hoặc đền bằng tiền mặt. Trong Luật kinh doanh bảo hiểm, việc bồi thường bằng cách sửa chữa hay bằng tiền mặt cũng được cho phép.
Theo đó, cách bồi thường trong bảo hiểm TNDS xe cơ giới chi tiết như sau:
- Trường hợp 1: Thỏa thuận bồi thường bằng cách sửa chữa tài sản cho bên thứ 3
Với phương án thỏa thuận bồi thường này, Chủ xe/lái xe gây thiệt hại sẽ phải phối hợp với bên thứ 3 mang tài sản đi sửa chữa. Lúc đó, chủ xe sẽ phải thu thập toàn bộ chứng từ: hóa đơn, hợp đồng, thanh lý hợp đồng của tài sản đó.
Cách làm này sẽ mất rất nhiều thời gian để đi thu thập chứng từ sửa chữa. Đôi khi còn không thu thập được vì bên sửa chữa không có hóa đơn chứng từ.
Lưu ý trước khi đưa tài sản đi sửa chữa: phải báo cho bảo hiểm TNDS của mình biết để cùng phối hợp giám sát sửa chữa. Đừng có nghe mấy ông giám định viên xúi dại là cứ tự đi sửa rồi mang hồ sơ về là toi cơm. Yêu cầu bắt buộc: Giám định viên phải có mặt giám định, giám sát sửa chữa cùng mình
- Trường hợp 2: Thỏa thuận bồi thường bằng tiền mặt
Với phương án thỏa thuận bồi thường này, chủ xe/lái xe gây thiệt hại sẽ bồi thường cho bên thứ 3 một số tiền mà hai bên thỏa thuận. Và vì đã bồi thường bằng tiền mặt nên chủ xe không phải thu thập chứng từ nào về sửa chữa (hóa đơn, hợp đồng, thanh lý…)
Theo trường hợp này, Chủ xe gây tai nạn nên thu thập BÁO GIÁ sửa chữa ước tính trước để gửi DNBH, yêu cầu họ cho phương án giám sát để làm căn cứ đàm phán với bên thứ 3. Tránh trường hợp tự bồi thường số tiền quá cao so với thực tế sửa chữa.
Ví dụ: Báo giá sửa chữa xe ước tính theo báo giá là 70 trd. DNBH duyệt phương án giám sát hơp lý là 60 trd. Chủ xe đi đàm phán số tiền bồi thường thực tế là: 65 trd. Như vậy, sau này DNBH sẽ bồi hoàn lại cho bạn tối thiếu số tiền là 60 trd
Khi thỏa thuận bồi thường bằng tiền mặt, chủ xe nên lưu ý việc thỏa thuận này phải được lập bằng văn bản và có kí làm chứng của bên Công An hoặc có đóng dấu treo của bên công an thụ lý vụ việc để chứng thực. Tốt nhất; số tiền thỏa thuận bồi thường ghi luôn hẳn vào biên bản giải quyết trong hồ sơ công an.
Em DU khuyến khích anh chị dùng phương án này với sự giúp đỡ mẫn cán của cán bộ giám định để việc giải quyết bồi thường được nhanh chóng. Càng nên áp dụng trong trường hợp 2 xe đâm va ở tỉnh ngoài hay việc sửa chữa kéo dài hoặc thiệt hại vượt xa trên 100 trd.
Như vây, với cách thức bồi thường này Chủ xe ngoài phối hợp thu thập hồ sơ công an và các chứng từ thông thường khác chỉ cần thu thập thêm BÁO GIÁ SỬA CHỮA
*** Các bạn GDV không phải lo lắng việc bồi thường theo PA2 vi phạm thông tư 22 đâu nhé vì việc này là đúng với Luật (Mà hình như Luật còn trên cơ Thông tư). Việc bồi thường TNDS về tài sản chỉ cần có 2 yếu tố: Có lỗi và có bằng chứng thể hiện đền bù cho bên thứ 3. Bộ tài chính và thanh tra nhà nước cũng chấp thuận cách bồi thường này nên không sợ em Du xúi dại đâu.
HƯỚNG DẪN BỒI THƯỜNG/ĐÒI BỒI THƯỜNG TNDS VỀ TÀI SẢN

Người đăng:
Đào Hiền
CEO Maketing - Nhận tư vấn các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ 24/7 .Chúng tôi hy vọng sẻ mang tới quý khách hợp đồng bảo hiểm toàn diện và tiết kiệm chi phí nhất. Vui lòng liên hệ: Zalo/Viber/Hotline: 0938.248.114 - Email: Hiendao188@gmail.com
Bạn có thể thích những bài đăng này
Help